“Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh...”
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim người dân Việt Nam hôm nay và mai sau...
1. Kể chuyện Bác Hồ / Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hữu Đảng sưu tầm và tuyển chọn.– H. : Giáo dục, 2005 .– 2 tập; 21cm.
|
Đến với tập 1:( Kể chuyện Bác Hồ- tập 1 gồm 276 trang) Bằng những câu chuyện kể với ngôn ngữ mộc mạc tác giả đã khắc họa thời niên thiếu và những nét son nổi bật trong cuộc đời Bác. Tập 2: (Kể chuyện Bác Hồ- tập 2. Gồm 248 trang) Tác giả giới thiệu những bức thư đầu tiên Người gửi cho thân phụ khi rời quê hương, trên con đường đi tìm chân lý với bản “Yêu sách” Người chính thức tuyên chiến với kẻ thù bằng “quả bom chính trị” ngay trên đất nước của chúng… tiếp nối là những câu chuyện kể vô cùng xúc động về tình cảm đặc biệt của Người dành cho thiếu niên, nhi đồng. |
Đọc bộ sách “Kể chuyện Bác Hồ” các em sẽ càng yêu quý Bác, yêu quê hương đất nước, yêu thương con người và muốn sống sao cho thật đẹp, thật có ích. Cùng với sự trưởng thành về nhận thức, các em sẽ tìm thấy trong những câu chuyện ấy nhiều điều mới mẻ, sâu sắc hơn.
2. Tài liệu phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”/ Ban tư tưởng văn hoá Trung ương. -H.: Chính trị quốc gia, 2007.- 231tr; 19cm.
|
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và cho toàn nhân loại. Người dành tất cả tình yêu thương cho đồng bào, đồng chí. Mỗi một bài nói, bài viết, một lời căn dặn, gặp gỡ của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. |
Tài liệu đã hệ thống, tập hợp tương đối phong phú những lời dạy, bài nói, câu chuyện sinh động điển hình và có ý nghĩa sâu sắc về giáo dục đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chúng ta.
3. Bác Hồ ở Tân Trào / Nguyễn Lương Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Hoàng Văn Thái… - H.: Chính trị quốc gia, 2001. – 154tr.; 19cm.
|
Tóm tắt Cuốn sách bao gồm những hồi ký về Bác của một số nhà lãnh đạo, tướng lĩnh, cán bộ và đồng bào đã từng ở bên Người trong những ngày Người cùng Trung Ương Đảng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Thông qua nội dung cuốn sách chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý chí, nghị lực và phong thái giản dị phi thường của Người trong những ngày đầy khó khăn gian khổ của cách mạng và những quyết sách đầy sáng tạo mà Người đã đề ra để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, qua đó nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và nêu cao tấm gương vĩ đại của Người cho các thế hệ của quê hương Tân Trào và cả nước học tập. |
4. Kể chuyện đạo đức Bác Hồ/ Đào Đức, Sơn Liên biên soạn. – H.: Thanh niên, 2007. - 226tr.; 19cm.
|
Tóm tắt Nội dung chính của cuốn sách là những mẩu chuyện tiêu biểu kể về Bác trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác. Ở đây, qua những câu chuyện ta có thể hiểu được về Bác trong các mối quan hệ với quê hương, về người mẹ kính yêu của Bác, về anh chị ruột, với bộ đội, với các cụ già, với các cháu thiếu nhi, với cán bộ... trong đó có nhiều câu chuyện các bạn đã biết trong chương trình học tập ở nhà trường, bên cạnh đó còn nhiều câu chuyện mà các bạn chưa biết. Vì vậy, cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về một con Người vĩ đại, một Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới: Hồ Chí Minh. |
Tại sao Bác Hồ được nhiều người kính mến? Trước hết bởi tính giản dị của Bác. Khi đã là Chủ tịch nước, Người vẫn ở trong một ngôi nhà sàn đơn sơ như khi ở Thủ đô Hà Nội, vẫn đi đôi dép lốp, bộ quần áo ka ki đã sờn, chiếc quạt lá cọ, ăn bữa cơm thanh đạm đậm đà mùi vị quê hương. Đó là bài học lớn cho mọi thế hệ về đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Bác chính là một tấm gương về sự giản dị và tiết kiệm cho cán bộ và nhân dân ta. Các bạn sẽ biết điều này trong câu chuyện Bác là như thế.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang viết, tuy không nhiều, nhưng thẫm đẫm chân tình của nhà văn về Bác Hồ kính yêu!
5. Bác Hồ viết di chúc / Hồi ký Vũ Kỳ; Thế Kỷ ghi. – H.: Kim Đồng, 2009. – 118tr.; 21cm.
|
Tóm tắt Hồi ký được mở đầu với một buổi sáng trong xanh dịu mát của tháng 5-1965. Bác Hồ vừa tròn 75 tuổi. “Chọn đúng vào một ngày tháng năm, nhân dịp sinh nhật của mình, chọn đúng vào lúc 9g, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây... để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản ung dung đến thế!”. Ông Vũ Kỳ viết vậy về thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu Tuyệt đối bí mật |
Câu chuyện Bác Hồ viết di chúc và cuộc sống thường nhật của Bác được người thư ký riêng kể lại chi tiết và cảm động, chỉ là những chuyện nhỏ thôi; như chuyện Bác Hồ “bí mật” rời Phủ Chủ tịch lên Hồ Tây để tránh liên hoan chúc thọ; chuyện Bác dặn dò người phục vụ nấu ăn theo kiểu Nam bộ để chị Phan Thị Quyên và Nguyễn Thị Châu ở miền Nam ra ăn cho ngon miệng; hay chuyện ông bà Trịnh Đình Thảo và đoàn cán bộ Mặt trận Dân tộc giải phóng muốn đến chào Bác nhưng “Bác nói là để Bác đến thăm, người vừa đi đường xa đến, chắc là mệt, mình đến thăm là phải lẽ”...
Câu chuyện nhỏ, nhưng người đọc lại nhận ra qua những gì tưởng như là nhỏ nhặt ấy một điều vừa lớn lao vừa giản dị nơi một con người - Tầm vóc Hồ Chí Minh.
Với 118 trang sách rất ngắn. Nhưng hồi ức của một người đã có gần một phần tư thế kỷ làm thư ký riêng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết tinh được trong đó một tình yêu thương lớn của Bác Hồ dành cho mọi người và của mọi người dành cho Bác.
Tập hồi ký là những trang viết chân thực, kể về một việc làm thiêng liêng của lãnh tụ, một bậc vĩ nhân do chính người thư ký riêng gần gũi kể lại đã làm xúc động lòng người.
6. Bác Hồ với thiếu nhi miền núi/ Lê Phương Liên.- H.:Kim Đồng, 2008.- 67tr.; 14,5x18,5cm.
Tóm tắt Bác Hồ đã có nhiều năm tháng sống gắn bó với đồng bào và thiếu nhi miền núi. Dù đã trên cương vị Chủ tịch nước nhưng Bác Hồ vẫn thường xuyên quan tâm săn sóc đến đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt là tình cảm gắn bó của Bác Hồ với thiếu nhi. |
7. Tôi được gặp Bác Hồ/ Kim Nhất.- H.:Kim Đồng, 2007.- 43tr.; 21cm.
Tóm tắt Với 9 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện là những dòng tâm sự của tác giả Kim Nhất về Bác Hồ cái ý trí muốn học cái chữ của Bác Hồ đã thôi thúc tác giả lên đường xa quê hương vượt xa vạn dặm để được gặp Bác |
8. Kể chuyện về gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh/Chu Trọng Huyền.-Nghệ An: Thuận Hoá, 2009.-117tr.;21cm.
|
Tóm tắt Cuốn sách có 7 phần: Phần 1 là Lời nói đầu; Phần 2 thể hiện nội dung Bên nội, cuội nguồn của một thiên tài; Phần 3 thể hiện nội dung về bên ngoại, một dòng họ danh gia vọng tộc; Phần 4 Nói về cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 mất năm 1929; Phần 5 nói về bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1868, mất năm 1901; Phần 6 thể hiện nội dung về chị gái của Bác Hồ, bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1884, mất năm 1954. Phần cuối cùng nói về anh trai của Bác, Ông Nguyễn Sinh Khiêm, sinh năm 1888, mất năm1950.
|
Mỗi thành viên trong gia đình Bác đều có lòng yêu nước nồng nàn, biết hy sinh tất cả cho đất nước được hòa bình và độc lập. Những con người ấy với mức độ khác nhau đã có ảnh hưởng rất quan trọng đến cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng giải phóng dân tộc vừa là nhà văn hóa lớn của nhân loại chính là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xin mời thầy cô và các em tìm đọc cuốn sách “Kể chuyện về gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại thư viện nhà trường nhé.
9. Những người thân trong gia đình Bác Hồ/Trần Minh Siêu.- Nghệ An: Nghệ An, 2004.- 106tr.;20cm.
|
Tóm tắt Với 106 trang sách xúc tích, ngắn gọn, cùng với các hình ảnh minh họa, “Những người thân trong gia đình Bác Hồ” được Trần Minh Siêu biên soạn, nhà xuất bản Nghệ An phát hành năm 2002, đã có sức hấp dẫn lớn qua 4 “chân dung” của những người thân trong gia đình Bác Hồ: Cụ Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan, cô Nguyễn Thị Thanh và cậu Nguyễn Sinh Khiêm. |
|
|
10. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh/Sơn Tùng.-H.: Kim Đồng, 99tr.;19cm.
|
Tóm tắt Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ (khi đó tên là Nguyễn Tất Thành) đi từ Huế vô Nam, hành trình gian nan vượt đèo Cù Mông, Rù Rì, Đèo Cả và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết) – trường học do những người yêu nước lập nên. Qua cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận rõ tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của người cha “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…” |
1. TRẦN VĂN GIÀU Vĩ đại một con người/ Trần Văn Giàu.- In lần thứ 5.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 2020.- 130tr.: ảnh, tranh vẽ; 21cm.- (Di sản Hồ Chí Minh) ISBN: 9786041161597 Tóm tắt: Giới thiệu một số bài viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những cống hiến vô cùng to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Chỉ số phân loại: 959.704092 TVG.VD 2020 Số ĐKCB: TK.002072, |
2. Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh.- H.: Quân đội nhân dân, 2002.- 788tr.:1 ảnh màu, 497 ảnh đen; 27cm.. ĐTTS ghi: Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương. Ban tư tưởng - văn hóa trung ương Tóm tắt: Giới thiệu những văn kiện và tư liệu quan trọng về công tác thi đua và nhà nước ta và chân dung 155 anh hùng thời kháng chiến chống thực dân pháp,chân dung 342 anh hùng thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chỉ số phân loại: 959.7041 .CD 2002 Số ĐKCB: TK.003916, |
3. Vẻ đẹp thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh/ Viễn Phương, Lữ Huy Nguyên, Hà Minh Đức, ....- H.: Giáo dục, 2005.- 199tr; 21cm. ISBN: 8934980541876 Tóm tắt: Một số hình ảnh của Hồ Chí Minh trong tâm trí của Nguyễn Vũ Trọng Thi, Viễn Phương, Lữ Huy Nguyên, J. Xtin - sơn, ... Tìm hiểu phong cách văn học của Bác Hồ, vẻ đẹp thơ, văn xuôi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ số phân loại: KPL HMD.VD 2005 Số ĐKCB: TK.000362, TK.001296, TK.001267, TK.001323, |
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục nhà trường/ Bùi Thị Thu Hà.- H.: Hồng Đức, 2015.- 491tr., 28tr. ảnh; 21cm. ISBN: 9786048661182 Chỉ số phân loại: 959.704092 NHP.CT 2015 Số ĐKCB: TK.000678, TK.000679, TK.000680, |
5. THANH HUYỀN Học tập và làm theo phong cách tư duy của Hồ Chí Minh/ Thanh Huyền b.s..- H.: Dân trí, 2017.- 119tr.; 21cm. ISBN: 9786048842482 Tóm tắt: Nghiên cứu về khái niệm, bản chất và đặc trưng chủ yếu của phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Học tập và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong thực tế. Chỉ số phân loại: 335.4346 TH.HT 2017 Số ĐKCB: TK.000672, TK.000673, TK.000674, |
Có thể nói, những câu chuyện về Bác luôn để lại cho mỗi người dân Việt Nam những cảm xúc khó phai mờ. Yêu kính Bác, mỗi chúng ta nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác. Những cuốn sách kể trên hiện có tại thư viện trường Tiểu học Đông Cao. Rất mong thầy cô và các em tìm đọc!
Cuối cùng xin chúc các thầy cô giáo luôn thành công trên bục giảng. Chúc các em học sinh say mê yêu sách và học tập thật tốt!